Đạp xe đạp có bị to bắp chân không là thắc mắc phổ biến của những ai yêu thích và thường xuyên lựa chọn phương pháp đạp xe với mục đích tăng cường sức khỏe mỗi ngày. Để có được lời giải cho câu hỏi này, hãy cùng Thethaokhoe khám phá những thông tin hữu ích về xe đạp tập dưới đây bạn nhé.
Với chị em phụ nữ, sở hữu bắp chân săn chắc vốn là mơ ước của bất cứ ai. Điều này giúp chị em tự tin hơn khi khoác lên mình những bộ trang phục bó sát để tôn lên những đường nét quyến rũ, hấp dẫn trong mắt người khác. Để có được đôi chân như ý, thể dục nói chung chính là giải pháp không thể nào thiếu bạn nên quan tâm, thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên với việc đạp xe thì sao? Liệu rằng đạp xe đạp có bị to bắp chân không như những người vốn đang lầm tưởng.
1. Đạp xe đạp có làm to chân không?
Chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc ở trên như sau. Việc đạp xe thường xuyên sẽ không làm cho bắp chân và đùi của bạn to ra mà trái lại nó còn khiến cho đôi chân của bạn trở nên thon gọn, săn chắc hơn nếu như bạn đạp xe đúng cách.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì tập thể dục bằng các bài tập đạp xe sẽ giúp người tập giảm cân hiệu quả, làm săn chắc bắp chân, đùi, mông. Ngoài ra, nó còn có tác động đến lưng, cánh tay, hông và vùng bụng. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả nếu như bạn đạp xe đúng cách và được hướng dẫn bởi các chuyên gia.
>>>Xem thêm: Cách đạp xe đúng cách giúp giảm cân hiệu quả
2. Cách tập xe đạp để bắp chân thon gọn, săn chắc
Không biết ở ngoài thực tế thì Vân Anh đã có cho mình phương pháp đạp xe đúng cách để áp dụng tập luyện hay chưa? Về phương pháp đạp xe đúng cách để giúp chân, đùi thon gọn hơn thì Thiên Trường Sport xin chia sẻ với bạn cách tập xe đạp để bắp chân thon gọn, săn chắc.
2.1. Chọn xe đạp phù hợp
Lựa chọn xe đạp tùy theo địa hình phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt. Bạn có thể chọn một số mẫu xe thông dụng, nhẹ và êm, có thể đạp ở các địa hình bằng phẳng, ít gập ghềnh.
Nếu như bạn lựa chọn địa hình đồi núi, nhiều chướng ngại vật, bạn nên lựa chọn mẫu xe đạp địa hình thiết kế riêng phù hợp cho khu vực đó.
2.2. Thời điểm đạp xe cũng vô cùng quan trọng
Bạn có thể tập bất cứ lúc nào, tuy nhiên lý tưởng nhất là vào buổi sáng, sau khi bạn thức dậy, và buổi chiều sau khi bạn tan làm. Khi lần đầu làm quen với bộ môn này không nên tham lam tập quá sức. Bạn chỉ nên tập trong khoảng từ 15 đến 20 phút.
Sau tuần đầu tiên khi bạn đã bắt đầu quen dần với bộ môn này có thể nâng tổng số thời gian tập lên khoảng từ 35 đến 40 phút, nâng dần sức tập để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Bạn cũng có thể tập vào buổi tối nhưng không nên đạp xe vào quá khuya, ưu tiên tập trước 21 giờ tối.Bạn nên đạp xe vào vào một khung giờ cố định, để tạo thói quen trong quá trình tập luyện của mình.
2.3. Lựa chọn địa điểm phù hợp
Bạn nên ưu tiên khu vực thoáng đãng, tránh những môi trường bụi bặm có quá nhiều phương tiện giao thông đi lại. Điều này giúp cho việc tập luyện của bạn trở nên thư giãn, thú vị hơn và có thêm động lực tập luyện mỗi ngày.
Nếu có điều kiện bạn có thể thay đổi cung đường đi của mình để quá trình tập luyện luôn đem tới những điều mới mẻ và giúp bạn thêm yêu bộ môn thể thao này.
Tuy nhiên nếu như bạn không tìm được địa điểm phù hợp, có thể chọn lựa một chiếc xe đạp tập tại nhà để duy trì bộ môn này.
2.4. Lựa chọn trang phục
Bạn nên chọn các mẫu quần áo thể thao có độ đàn, hồi thấm hút tốt, có khả năng co giãn. Các loại trang phục ôm sát cơ thể gây ra tình trạng bí bách và khó chịu. Trong thời tiết lạnh, chú ý nên mặc trang phục kín, để tránh tình trạng cảm lạnh khi đạp xe ngoài trời
2.5. Khởi động cơ thể trước khi tập
Khởi động là bước vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua khi chúng ta tập luyện đạp xe. Khởi động đúng cách sẽ giúp cơ thể nóng lên, quen dần với cường độ đạp xe, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người tập và đồng thời giảm thiểu tối đa chấn thương có thể xảy ra.
2.6. Tư thế đạp xe chuẩn
Tư thế đạp xe ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tập luyện, cũng như định hình cột sống và khả năng phản xạ trước mọi tình huống có thể xảy ra.
- Tư thế chuẩn bạn cần có là:
- Mắt tập trung hướng về phía trước
- Hai tay cầm vào phần tay cầm của xe đạp. không quá gồng cũng như quá lỏng tay, chỉ sử dụng một tay buông cả hai tay.
- Lưng thẳng, hơi ngả về phía trước.
- Hai chân đặt lên đúng vị trí của bàn đạp, trọng tâm dồn vào giữa hai bàn chân.
Bạn hãy luôn đảm bảo rằng trong khi đạp xe luôn giữ được tư thế đúng, tránh các hiện tượng uốn éo, vặn vẹo. Vì khi tập sai tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến việc bắp chân bị to hơn.
2.7. Tốc độ đạp xe
Đầu tiên, bạn hãy đạp xe chậm trong một vài phút để khởi động và thư giãn cơ bắp. Sau đó, bạn đặt đôi chân của mình trong trạng thái làm việc cật lực hơn bằng cách tăng tốc độ của các vòng đạp.
Sau một hồi đạp xe mồ hôi vã ra, nhịp thở nhanh, gấp thì bạn quay trở lại trạng thái đạp xe chậm để thư giãn trước khi kết thúc bài tập. Phương pháp đạp xe này có tác dụng giúp đánh tan lớp mỡ thừa ở đùi và bắp chân một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó còn rất tốt cho hệ thống tim mạch của người tập.
2.8. Bổ sung nước thường xuyên
Đạp xe là phương pháp thể dục giảm cân mất rất nhiều năng lượng và nước. Bạn nên bổ sung lượng nước cho cơ thể trong và sau khi tập. Cách tốt nhất là mang theo chai nước trên xe và uống từng ngụm nhỏ khi cơ thể cảm thấy khát, cần phải tiếp nước.
2.9. Chế độ ăn uống hợp lý
Để bắp chân không bị to sau khi tập thể dục với xe đạp thì bạn cũng nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống phù hợp đó là bổ sung nhiều Protein để cơ bắp săn chắc và ăn nhiều rau củ quả.
Ngoài ra, bạn cũng không được ăn các thực phẩm chế biến sẵn, các loại bánh ngọt chứa nhiều đường hay sử dụng nước ngọt, nước uống có ga.
3. Lưu ý khi tập thể dục với xe đạp.
Như vậy bạn đã biết đạp xe có to chân hay không rồi đúng không? Nếu đạp xe đúng kỹ thuật và có phương pháp tập luyện chuẩn thì đạp xe không hề làm to chân mà chỉ giúp chân bạn ngày càng đẹp lên, thon gọn và săn chắc hơn. Theo rất nhiều huấn luyện viên thể dục, khi tham gia bộ môn đạp xe thì bạn cũng cần phải lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau:
- Bạn có thể chọn đạp xe ngoài trời hoặc xe đạp tập thể dục trong nhà tùy theo tâm trạng, thời tiết hay sự bận rộn của bạn trong cuộc sống.
- Trang phục tập luyện rộng rãi, thoải mái, thấm mồ hôi nhưng khô nhanh. Tránh các trang phục bó sát, nịt bụng, thắt lưng…gây trở ngại trong quá trình tập.
- Bạn nên chọn một đôi giầy vừa chân, nhẹ và êm.
- Luôn bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể.
- Khởi động toàn bộ cơ thể trước khi bắt đầu các bài tập.
- Không nên tắm ngay sau khi tập luyện, cần nghỉ ngơi và để mồ hôi khô sau đó mới tắm sẽ giúp tinh thần sảng khoái và tránh bị cảm lạnh.
4. Lời kết.
Như vậy có thể thấy rằng, với câu hỏi đạp xe đạp có bị to bắp chân không. Câu trả lời chắc chắn là không bạn nhé. Ngược lại, nếu bạn tuân thủ theo đúng những nguyên tắc luyện tập cơ bản nói trên, bạn còn sớm sở hữu cho mình phần đùi thon gọn, cân nặng như ý cùng sức khỏe, sức đề kháng tốt để sống vui, sống khỏe mỗi ngày.