kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho người mới bắt đầu

nhay cao

Bài viết sau đây Thể Thao Khỏe sẽ chia sẻ kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho người mới bắt đầu. Kỹ thuật nhảy cao về mặt lý thuyết thì dễ nhưng thực hành thành công lại không hề dễ dàng. Người học phải tiếp cận đúng phương pháp thì mới có thể thành thạo được kỹ thuật này. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thông qua tập thể dục.

Lịch sử phát triển môn nhảy cao

Nhảy cao là một môn thể thao có lịch sử phát triển rất lâu đời , cách đây đã hơn hai thế kỷ người ta đã đưa môn nhảy cao vào chương trình giảng dạy trong trường học và xem đây là một môn rèn luyện sức khỏe .

Năm 1886 lần đầu tiên môn nhảy cao được tổ chức thi đấu tại Anh . Năm 1893 Môn Nhảy cao phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới

Năm 1896 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hylạp , Nhảy cao là một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội. Kỷ lục Olympic đầu tiên của môn nhảy cao là Vận động viên E clac với thành tích 1m81 bằng Kỹ thuật bước qua .

Kỷ lục nhảy cao đầu tiên của Thế giới được công nhận vào tháng 5/1912 với thành tích 2m00 của vận động viên O Rin (Mỹ) bằng kiểu nhảy nằm nghiêng.

7/1957 vận động viên Stê – Pa – Nốp ( Liên Xô cũ ) qua xà 2M16 , và cho ra đời Kỹ thuật mới ” Nhảy úp bụng ” . Thời đó người ta gọi kiểu nhảy Stê – Pa – Nốp.

1968 Đại hội Olympic lần thứ 19 tại Mêhicô vận động viên Plot (Mỹ) cho ra đời kỹ mới ” Kỹ thuật nhảy lưng qua xà” cũng từ đó đến nay Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà được phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn , so với các Kỹ thuật trước đó ; và được hầu hết các vận động viên áp dụng để thi đấu .

nhay cao 1

Xem thêm: nhảy cao là gì?

Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một phần của bộ môn điền kinh, yêu cầu vận động viên rướn người để vượt qua thanh xà trong tư thế nằm nghiêng mà không chạm vào thanh xà.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng này giúp giảm nguy cơ chấn thương và đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng điều khiển cơ thể. Bằng cách sử dụng chân thuận để tiếp đất trước, sau đó hạ chân còn lại, vận động viên có thể tăng hiệu suất và tránh chấn thương.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng trong từng giai đoạn

Trước khi bắt đầu học kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, quan trọng nhất là hiểu về các giai đoạn quyết định trong quá trình này. Các bước chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công.

Chạy đà

Đối với họcsinhTHPT, nên chạy đà 6- 8 bước(bước chẵn) hoặc 7 – 11 bước(bước lẻ). Mỗi bước tương đương độ dài của 5 – 6 bàn chân nối tiếp nhau. Góc chạy đà chếch  với xà ngang khoảng 30 – 40 độ; giậm nhẩy chân phải đứng phía bên phải của xà theo chiều nhìn vào xà và ngược lại ( Hình vẽ ). Gồm 2 phần.

Phần 1: Từ lúc xuất phát đến trước 3 bước đà cuối, độ dài và tốc độ bước chạy tăng dần, độ ngả của thần giảm dần.

Phần 2: Gồm 3 bước cuối trước khi giậm nhẩy. Nhiệm vụ của phần chạy đà này là duy trì tốc độ đã đạt được và chuẩn bị giậm nhẩy sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ở đây độ dài, nhịp điệu của các bước chạy, tư thế của thân người, của bàn chân cũng như hai tay có tầm quan trọng. Cụ thể:

Bước thứ nhất: Chân giậm nhẩy bước ra trước nhanh hơn bước trước đó, chậm đất bằng gót bàn chân, tiếp theo đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước thứ hai.

Bước thứ hai: Bước này dài nhất trong 3 bước đà cuối, chận chạm đất ( Chân đá lăng ) hơn miết bàn chân xuống dưới – ra sau, giữ thẳng không ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống tựa. Bàn chân khi chạm đất cần thẳng hướng chạy đà, tránh đặt lệch.

Bước thứ ba: Đây là bước đặt chân vào điểm giậm nhẩy. Bước này ngắn hơn hai bước trước một chút, nhưng cần thực hiện rất nhanh. Khi đặt chân vào điểm giậm nhẩy, chận gần như thẳng từ gót chân rồi từ cả bàn, chân lăng co ở phía sau, thân và hai vai hơi ngả ra sau, đầu và cổ không ngả theo mà hướng mặt về trước, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc hơi co, hai khuỷu tay hướng ra sau.

cac ky thuat nhay cao hieu qua 1 f9be36d8 8d1b 4460 9612 7acb79726e9f

Giậm nhảy

Sau khi đặt chân vào điểm giậm nhẩy, chân giậm nhẩy hơi trùng ở gối tạo thế co cơ, sau đó dồn sức để giậm nhẩy. Khi đá lăng chân ra trước cần chủ động dùng sức của đùi và độ linh hoạt của khớp hông đá chân lên cao. Hai tay phối hợp gần như đồng thời với chân lăng, đánh hơi vòng xuống dưới – lên cao, khi hai khuỷu tay đến ngang vai thì dừng lại để tạo thế nâng người lên. ( Hình vẽ ). Giậm nhẩy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhẩy cao. Sự phối hợp chính xác, nhịp nhàng giữa giậm nhẩy đá lăng và đánh tay với tốc độ di chuyển của cơ thể ( Do chạy đà tạo ra ) là yếu tố quyết định hiệu quả giậm nhẩy.

Trên không

Giai đoạn trên không bắt đầu từ khi chân giậm nhẩy rời khỏi mặt đất. Tiếp theo, co nhanh chân giậm nhẩy đồng thời xoay mũi chân đá lăng về phía xà ( Hoặc xoay gót chân ra ngoài ) tạo cho thân người nằm nghiêng so với xà ( Chân giậm nhẩy co ở phía dưới, chân đá lăng thẳng ở phía trên, giống như tư thế khi ta nằm nghiêng, hai tay phối hợp khéo léo để qua xà. ( Hình vẽ ).

Tiếp đất

Sau khi qua xà chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, 2 tay duỗi thẳng ra để hỗ trợ giữ thăng bằng. Khi chân giậm nhảy bắt đầu tiếp đất cần chủ động chùng chân để giảm chấn động.

Một số luật nhảy cao bạn cần biết

– Khu vực chạy dài tối thiểu 15m (thi quốc tế 20 – 25m).

– Cột chống xà phải cứng và đủ độ cao vượt trên độ cao thực tế mà xà được nâng lên ít nhất là 10cm. Khoảng cách giữa 2 cột là 4 – 4,04m. Trong thi đấu không được thay đổi vị trí cột, trừ trường hợp tổ trưởng trọng tài cho phép nhưng chỉ hiện sau khi các VĐV đã nhảy hết 1 vòng.

– Giá đỡ xà ngang dài 6cm, rộng 4cm, không được phủ cao su hoặc bất cứ chất liệu nào có tác dụng làm tăng ma sát giữa giá đỡ và xà ngang.

– Xà ngang dài 3,98 – 4,02m bằng sợi thủy tinh, kim loại nhẹ hoặc các vật liệu phù hơp khác. Xà gồm 3 phần, phần giữa có hình trụ tròn, đường kính tiết diện ngang là 30mm (± 1mm). Hai đầu xà hình trụ vuông có chiều rộng 30 – 35mm,dài 15 – 20cm, để đặt lên giá đỡ xà.giá đỡ xà và hai đầu xà phải cứng, nhẵn không được bọc cao su hoặc các vật liệu tạo ma sát giữa xà và giá đỡ. Xà sơn màu trắng xen kẽ 3 – 4 vạch màu đen (hoặc đỏ) dài 20 – 30cm. Trọng lượng xà không quá 2kg, phải cân bằng khi đặt lên giá đỡ, không được võng quá 2cm, giữa đầu xà và cột có khoảng cách tối thiểu 1cm.

nhay cao 01

– Khu vực tiếp đất có kích thước tối thiểu 5m x 3m. Khu vực rơi xuống và hai cột chống xà phải bố trí sao cho khi sử dụng có khoảng trống 10cm giữa chúng để tránh làm rung xà ngang.

-VĐV phải giậm nhảy bằng 1 chân.

– Mỗi VĐV có thể bắt đầu từ bất kỳ mức xà nào cao hơn mức xà khơi điểm được tổ trưởng trọng tài giám định tuyên bố trước đó. Ở mỗi mức xà, VĐV được quyền nhảy tối đa 3 lần. Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở mức xà nào sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau đó.

– Ở mỗi mức xà, xà ngang không được nâng lên dưới 2cm.

– Một số trường hợp phạm quy:

+ Khi nhảy làm rơi xà.

+ Chạy chui qua xà hoặc chạy quá vạch giới hạn bên ngoài hai cột xà bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, nếu khi nhảy VĐV chạm bàn chân vào khu vực xà rơi xuống và theo ý kiến của trọng tài giám định là không tạo thêm lợi thế nào, thì lần nhảy đó sẽ không bị coi là phạm quy.

Xem thêm: Nệm nhảy cao

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận