Bạn đã biết tác hại của thức khuya là gì và làm thế nào để hạn chế những tác hại của việc thức khuya cho những người phải làm việc vào ca đêm hay chưa? Hãy cùng Thể Thao Khỏe đi tìm hiểu thông tin này qua chủ đề bài viết dưới đây bạn nhé !
Theo nghiên cứu khoa học thì cơ thể con người chúng ta phải ngủ trước 23 giờ mới đảm bảo sức khỏe và giúp các hệ cơ quan có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều người thức qua 23 giờ, thậm chí thức đến 1-2 giờ sáng và điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người đó. Vậy bạn đã biết, tác hại của thức khuya là gì chưa? Hãy cùng Thể Thao Khỏe đi tìm hiểu sau đây và thực hiện ngay lịch ngủ đúng giờ từ hôm nay nhé !
Thức khuya có tác hại gì với sức khỏe?
Chúng ta được nghe nhiều thông tin rằng thức khuya hại cho sức khỏe, nó làm giảm sút sức khỏe, suy nhược cơ thể và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật. Trong thực tế, thức khuya còn mang đến cho bạn nhiều rắc rối hơn thế và để hình dung rõ hơn về các tác hại của việc thức khuya, các bạn hãy đọc cái tác hại cụ thể dưới đây nhé. Cụ thể gồm:
1. Thức khuya nhiều dễ chết sớm.
Theo nghiên cứu của Daily Mail đối với trên 50.000 người ở Anh cho thấy, tác hại thức khuya là tăng nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với người dậy sớm. Thực tế, rất nhiều người đã đột quỵ, tử vong do thức khuya liên tục trong một thời gian dài. Ngủ không đủ giấc, không để các cơ quan, tế bào nghỉ ngơi vào buổi đêm sẽ khiến chúng phải làm việc kiệt sức và dẫn đến phá hủy tất cả các tế bào, dẫn đến tử vong. Thức khuya quá nhiều sẽ khiến tuổi thọ của bạn giảm đi, đồng thời khiến cơ thể đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Thức khuya dễ chết sớm
2. Giảm trí nhớ, ảnh hưởng hệ thần kinh.
Trong buổi ngày dài 12 tiếng, não bộ của chúng ta phải làm việc hết công suất và vì thế, vào ban đêm nó cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya, đồng nghĩa não bộ lại phải hoạt động nữa và không được nghỉ ngơi. Điều này khiến trí nhớ của bạn trở nên suy giảm, các mô não không thể hoạt động hiệu quả được. Ngoài ra, thức khuya hay ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ và hệ thần kinh. Thức khuya không những làm bạn bị suy giảm trí nhớ mà còn giảm sự tập trung, các hệ thần kinh sẽ bị suy giảm các chức năng.
3. Thức khuya tăng nguy cơ béo phì.
Thức khuya quá nhiều, khiến cơ thể bạn ngủ không đủ giấc, nên dẫn đến xáo trộn quá trình chuyển hóa chất béo và gây ra tình trạng béo phì. Hơn nữa, khi đi ngủ muộn thì bạn sẽ phải nạp thêm đồ ăn vào cơ thể và lượng thức ăn này sẽ không tiêu hóa được hết, lâu dầu nó sẽ hình thành lên các mô mỡ dày trong cơ thể và khiến cơ thể bị tăng cân, béo phì. Thức khuya chính là nguyên nhân gây ra béo phì ở nhiều bạn trẻ.
Thức khuya gây béo phì
4. Suy giảm hệ thống miễn dịch.
Thức khuya có tác hại làm phá hủy các tế bào máu trắng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người thường xuyên thức khuya thường dễ mắc các bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi và cơ thể của hay thức khuya sẽ ốm yếu và dễ nhạy cảm với thời tiết hơn. Đây là điều đã được chứng minh rất nhiều trong thực tế và chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
5. Thức khuya dễ mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn thức khuya thường xuyên, điều này sẽ làm phá hỏng sự cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể và khiến bạn không thể nạp thêm được glucose bằng lượng insulin. Chính điều này sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thức khuya gây ra tiểu đường
6. Thức khuya ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Nhịp sinh học của cơ thể sẽ bị đảo lộn khi bạn thức quá khuya. Đa số những người thức khuya sau đó sẽ khó ngủ lại được, do nhịp sinh học bị đảo lộn, dẫn đến mất ngủ. Hơn nữa, thức khuya sẽ làm cho cơ thể có ít thời gian để nghỉ ngơi và gây lên áp lực tim, nếu bạn để tình trạng thức khuya thường xuyên, lâu dài thì có thể khiến tim ngừng đập và gây đột quỵ.
7. Tăng nguy cơ ung thư và vô sinh.
Theo các chuyên gia, trong khi bạn ngủ, cơ thể sẽ tiết ra chất melatonin và đây là nội tiết tố tự nhiên, có tính chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư. Nếu bạn thức khuya thì cơ thể không ngủ đủ giấc và sẽ không tiết đủ chất miễn dịch để phòng ngừa ung thư. Do đó, thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Hơn nữa, khi cơ thể thiếu hụt melatonin, khả năng sinh sản estrongen từ buồng trứng của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng, khiến tăng nguy cơ bị ung thư vú và nguy cơ bị vô sinh.
8. Thức khuya khiến tâm lý bất ổn.
Những người thức khuya thường dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, hành xử thiếu kiềm chế và hay gặp ảo giác. Nguyên nhân là do não bộ phải làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi. Đây cũng là tác hại rất dễ thấy của việc thức khuya.
Thức khuya khiến tâm lý bất ổn
9. Thức khuya khiến da bị lão hóa, nhanh già.
Buổi đêm là thời gian để các tế bào da được tái tạo, lượng collagen được sản sinh giúp da được trẻ hóa và tăng tốc độ tiêu diệt chất có hại, phục hồi các tế bào bị tổn thương. Các nghiên cứu đều cho rằng, những người thường xuyên thức đêm trông sẽ già hơn người ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Cách hạn chế tác hại của việc thức khuya.
Với những tác hại của việc thức khuya được tổng hợp ở trên thì nó đã đủ để bạn ý thức được tầm quan trọng của việc ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc chưa? Các chuyên gia bác sĩ đều khuyên mọi người nên ngủ sớm trước 23h để bảo vệ sức khỏe và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, vì tính chất công việc mà nhiều người phải thức đêm để làm việc. Vậy, làm sao để hạn chế được các tác hại của việc thức khuya đây?
1. Ngủ chất lượng với 4-5 tiếng.
Đối với những người bắt buộc phải thức khuya thì bạn cần cố gắng ngủ ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày với một giấc ngủ sâu, liền mạch và không mộng mị. Một giấc ngủ không đủ giờ nhưng bạn phải đảm bảo chất lượng, như vậy mới hạn chế được tác hại của việc thức khuya. Các chuyên gia cho rằng, bạn rất khó có một giấc ngủ sâu nếu ngủ ít hơn 4 tiếng. Nếu bạn ngủ ít, cơ thể sẽ dẫn đến stress, mệt mỏi và suy nhược thần kinh. Hãy cố gắng ngủ sâu giấc vào ban đêm và dành 30 phút ngủ trưa, chắc chắn cơ thể của bạn sẽ khỏe khoắn hơn.
2. Uống đủ nước.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi bạn làm việc đêm, cơ thể rất nhanh mất nước và vì thế, bạn cần bổ sung nhiều nước, để cơ thể không bị mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và suy sụp tinh thần. Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để hạn chế tác hại của việc thức khuya.
Bổ sung nước khi thức khuya
3. Bổ sung thực phẩm lành mạnh.
Đối với người làm khuya, các chuyên gia có lời khuyên rằng, bạn nên ăn bữa tối trước 8 giờ tối và trong quá trình làm việc, cơ thể bị đói thì nên sử dụng trái cây hoặc uống ly sữa ấm. Đặc biệt, bạn không nên dùng các đồ chiên xào, bánh kẹo ngọt vào ban đêm.
4. Giải tỏa áp lực cơ thể.
Những người phải làm khuya thường rất mệt mỏi, uể oải cơ thể. Vì thế, khi làm việc vào ban đêm, bạn cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hít thở sâu để lấy lại sự tỉnh táo, bình tĩnh. Bạn nên đi lại vài phút trong phòng sau 1 tiếng làm việc, thực hiện các động tác vươn vai, uống 1 ly nước. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm stress, máu được lưu thông tốt hơn và giúp cho cột sống, mắt được thư giãn tốt nhất.
5. Sử dụng các dưỡng chất chăm sóc da.
Thức khuya gây lão hóa da rất mạnh và sẽ làm da dẻ bạn trông xấu đi, nhăm nheo hơn. Chính vì vậy, khi làm khuya, các bạn nên sử dụng một số sản phẩm dưỡng chất da để giúp tái tạo da và giúp chống lão hóa, đem lại làn da tươi tắn và khỏe đẹp hơn.
Lời kết.
Như vậy, các bạn đã hiểu rõ các tác hại cụ thể của việc thức khuya chưa nào? Thức khuya rất có hại cho sức khỏe và vì vậy, nếu bạn không bắt buộc phải thức khuya vì tính chất công việc, hãy cố gắng ngủ sớm, ngủ đúng giờ để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ tốt nhất. Hy vọng những thông tin này hữu ích và phù hợp với bạn. Xin chào và hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo của Thiên Trường !